
5 bài học kinh điển được rút ra từ câu chuyện kinh doanh thành công của tỷ phú Jack Ma
1. Hiện thực hóa giấc mơ
Người thành công khác người bình thường ở chỗ họ dám ước mơ và dám hành động để biến giấc mơ ấy thành hiện thực. Giấc mơ của người thành công là sự thành đạt, giàu có, biến những thứ “phi thường” thành hiện thực.
Jack Ma chia sẻ, ông đã từng trình bày ý tưởng kinh doanh của mình trên Internet với 24 người bạn và có tới 23 người bảo với ông hãy quên ý tưởng điên rồ ấy đi. Chỉ có một người duy nhất nói: “Jack, nếu muốn, anh cứ thử làm đi. Nếu không ổn thì hãy quay đầu”. Điều đó có nghĩa không ai ủng hộ ý tưởng của Jack Ma đưa ra, người cuối cùng họ chỉ đưa ra lời khuyên như động viên Jack Ma chứ không phải hoàn toàn ủng hộ.
Tuy không ai ủng hộ ý tưởng của mình nhưng Jack Ma vẫn kiên trì thực hiện và thực tế thành công hiện tại của Jack Ma đã chứng minh ông đúng đắn.
Jack Ma chia sẻ: “Hầu hết mọi người đều có những ý tưởng yêu thích vào buổi tối, nhưng khi thức dậy vào sáng hôm sau, họ lại quay lại với công việc thường ngày. Chúng ta phải làm điều gì khác biệt đi chứ”.
Ý tưởng cũng được ví như một hạt mầm, hạt mầm phải được ấp ủ thì mới có thể nảy mầm, và “thành công” chỉ đến khi chúng ta gieo hạt. Đừng để những ý tưởng sẽ mãi chỉ là nằm trong đầu và chiến lược chỉ nằm mãi trên giấy không được thực hiện.
2. Thất bại là chuyện đương nhiên
Chớ vội nhìn vào thành công của Jack Ma ở hiện tại mà cho rằng vị tỷ phú này chẳng biết nếm mùi thất bại là như thế nào. Câu chuyện kinh doanh thành công của Jack Ma không biến ông trở nên giàu có trong một đêm chỉ sau một giấc ngủ. Jack Ma đã từng trải qua rất nhiều những thất bại, nếm trải mùi vị bị “từ chối” của rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Jack Ma trở nên “quen thuộc” với những thất bại và những lời từ chối.
Ông chia sẻ, ông đã từng trượt kỳ thi tuyển đại học 3 lần. Ông gửi đơn xin việc đến 30 công ty đều bị từ chối cả. Và ông tưởng chừng như “tất cả mọi thứ đều quay lưng lại” với ông khi nộp đơn xin việc tại một cửa hàng KFC cùng với 23 người, kết quả là cả 23 người đều được nhận trừ ông. Còn nữa, ông xin vào Đại học Harvard 10 lần và cả 10 lần đều bị từ chối. Ông đã từng trả lời trong một cuộc phỏng vấn khi được hỏi về những lá đơn xin học thất bại tại Harvard: “Một ngày nào đó, tôi phải dạy học ở đây”.
Tập đoàn Alibaba mà Jack Ma thành lập cũng đã vấp phải những thất bại khi tham gia vào thị trường tìm kiếm. Trước đó, ChinaPages là công ty khởi nghiệp đầu tiên của Jack Ma cũng bị thất bại hoàn toàn.
Thất bại đối với Jack Ma là chuyện hết sức bình thường và là chuyện hiển nhiên cần phải trải qua trước khi đi đến được thành công. Thành công và thất bại là cặp song sinh luôn đi đôi với nhau. Nếu thành công mà quá dễ dàng và không có sự thất bại thì là thành công không trọn vẹn.
3. Mọi kế hoạch kinh doanh đều nên chuẩn bị trước
Câu chuyện kinh doanh thành công của Jack Ma đã rút ra một nguyên tắc bất biến: Đừng làm việc gì mà không có kế hoạch từ trước. Một bản kế hoạch giúp bạn thực hiện các công việc theo trình tự rõ ràng, một bản kế hoạch cũng giúp bạn có thể dự đoán trước được tình hình kinh doanh trong tương lai để có những hướng giải quyết phù hợp.
Vào năm 2000, khi Jack Ma vừa hoàn thành vòng huy động vốn cho Alibaba thì cơn bùng nổ cổ phiếu cũng dâng cao ngay lúc đó. Jack Ma quyết định mở thêm một vòng huy động vốn khác từ Softbank để đảm bảo an toàn cho công ty. Điều không ai ngờ, chỉ vài tháng sau, bong bóng Internet bị vỡ - chỉ sự tăng giá nhanh chóng của cổ phiếu các công ty hoạt động trong lĩnh vực Internet khiến hàng loạt các công ty startup cũng bị trượt ngã theo. Nhờ tầm nhìn xa tổ chức huy động vốn ngay cả khi công ty không cần tiền đã giúp Alibaba đứng vững trên thị trường.
Bài học kinh doanh được rút ra, tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn các khoản đầu tư trong thời điểm phù hợp. Ngày hôm nay công ty bạn có thể ở trên một tầm cao nhưng ngày mai có thể bị tụt xuống dốc nếu bạn không có được tầm nhìn xa và một kế hoạch kinh doanh rõ ràng.
4. Đánh bại đối thủ bằng chính điểm mạnh của họ
Điểm mạnh của đối thủ chính là thứ doanh nghiệp của bạn phải nhìn nhận ra để có những phương hướng cạnh tranh lại. Thay vì lựa chọn cách tìm hiểu điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh và cố gắng hơn họ, Jack Ma lựa chọn tận dụng luôn điểm mạnh của đối thủ. Được biết rằng đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Alibaba từ trước đến nay là Ebay. Jack Ma nhận thức được rằng ông không có nhiều tiền để có thể chạy đua marketing với Ebay. Chính vì vậy, ông tận dụng điểm mạnh nhất của Ebay để đánh bại họ.
Điều đó được thể hiện, khi Ebay chia sẻ sẽ đánh bại Alibaba như thế nào thì người dùng lại tò mò tìm hiểu Alibaba là ai mà khiến Ebay muốn đánh bại. Lượng tìm kiếm và biết đến Alibaba gián tiếp được tăng lên nhờ Ebay.
Câu chuyện kinh doanh thành công dùng đối thủ để PR thương hiệu chính bản thân mình của Jack Ma khiến rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp muốn áp dụng. Nhưng nên nhớ rằng, bạn hãy chắc chắn sản phẩm của bạn tốt hơn đối thủ cạnh tranh thì hẵng mượn sức mạnh của truyền thông của đối thủ là công cụ marketing cho bạn. Nếu sản phẩm của bạn không tốt hơn thì việc làm ấy chỉ giúp đối thủ lên vị trí cao hơn còn bạn thì xuống vị trí thấp hơn không ai thèm để ý.
5. Đừng kinh doanh tất cả mọi thứ
Bài học kinh doanh này không chỉ Jack Ma mà tất cả những người thành công trên thế giới đã đúc kết ra: Tập trung vào một loại sản phẩm bạn cho là thế mạnh của bạn. Những tỷ phú trong danh sách Forbes 400 đã chứng minh phần lớn họ có được sự thành công nhờ tập trung vào một lĩnh vực chuyên môn và đạt được đúng thành tựu tại lĩnh vực chuyên môn mà họ tập trung.
Vị tỷ phú Jack Ma cũng quan điểm rằng, không phải một công ty lớn là một công ty tốt. Ông nói: “Rất nhiều công ty nhỏ đưa mọi thứ họ có vào việc kinh doanh. Và nếu hạnh phúc của họ được quyết định bởi việc mình làm tốt đến mức nào, họ sẽ phải chịu rất nhiều áp lực”.
Với mong muốn mang đến cho các anh/chị lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp những công cụ và phương pháp cơ bản trong quá trình xây dựng chiến lược và lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với sản phẩm & dịch vụ của doanh nghiệp mình, Trường Doanh nhân HBR trân trọng giới thiệu khoá học: “Xây dựng chiến lược và lựa chọn mô hình kinh doanh”